Ý thức sinh hoạt tại nhật, y thuc sinh hoat tai nhat, chi phí sinh hoạt tại nhật bản, chi phi sinh hoat tai nhat ban, chi phí du học, chi phi du hoc, chi phí du học nhật, chi phi du hoc nhat, chi phi du hoc nhat ban, chi phí du học nhật bản, chi phí sinh hoạt ở nhật bản, chi phi sinh hoat o nhat ban, chi phí du học ở nhật bản nhiêu, chi phi sinh hoat o nhat bao nhieu
Trong suốt một tuần hồi tháng 4, SV tại ĐH Nữ sinh Tokyo và CĐ Giáo dục thể chất ở Kunitachi, phía tây Tokyo đã bị “kiểm tra” tại 10 điểm dọc theo tuyến đường dài 800 mét từ nhà ga
JR Nishi-Kunitachi Station đến trường để xem liệu SV, đặc biệt là các tân SV có cư xử một cách thích hợp hay không.
Theo lãnh đạo nhà trường, một số SV đã từng bị bắt gặp có những hành vi xấu như sử dụng điện thoại di động trong khi đang đạp xe hay cầm cả cốc mỳ sợi ăn trong khi đang đi bộ.
Khoảng một năm trước, sau khi nhận được nhiều lá đơn than phiền của người dân sống trong khu vực giữa nhà ga và trường, phía nhà trường đã quyết định cử ban đại diện SV đứng dọc theo tuyến đường này để giám sát hành vi của những SV vào đầu năm học và những dịp khác.
Hầu hết những lời khuyên kiểu này có vẻ là ý thức chung, nhưng nhiều quan chức đại học cho biết họ phải đào tạo SV của mình biết những cách cư xử tốt, bởi nhiều SV có vẻ không có nhận thức nhiều lắm về hành vi nào đang được xã hội xem là có thể chấp nhận được.
“Chương trình hành động này thực sự có hiệu quả vì SV thấm nhuần được thông điệp về cách cư xử lịch sự khi họ nhận lời khuyên từ chính bạn bè đồng trang lứa của mình”, Saki Mikawa, 20 tuổi, SV năm thứ hai nói.
ĐH Kyoto, nơi mà trong những năm gần đây thường xuyên phải gánh chịu điều tiếng không hay vì một số SV bị bắt do tang trữ cần sã hay phạm các tội danh khác, đã tổ chức một khóa học đặc biệt hồi tháng 4 để cung cấp cho SV tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật.
Tại ĐH Kanazawa, giáo sư Toru Furuhata đang dạy cho các nam sinh một vài điều như làm thế nào để thực hiện các quy tắc và làm thế nào để phân loại rác. Đây là một khóa học để áp dụng cho cuộc sống trong trường ĐH và ngoài xã hội.
Theo The Yomiuri Shimbun, những chương trình hành động kiểu này được nhiều trường ĐH, CĐ ở Nhật Bản áp dụng vì sự thiếu ý thức “đáng báo động” của một bộ phận không nhỏ trong giới SV.
Giáo sư Motohisa Kaneko tại ĐH Tokyo, một chuyên gia về giáo dục ĐH và là thành viên của Hội đồng giáo dục trung ương nhận định: “Nhiều trường ĐH đang tìm cách để giúp SV hành động trưởng thành chín chắn hơn. Một trong những lý do khiến họ bắt đầu quan tâm đến cách cư xử tốt và đạo đức là do đòi hỏi của thị trường tuyển dụng việc làm khắt khe hơn trong vài năm gần đây. Những SV thiếu ý thức chung có thể sẽ không thể tìm được việc làm”.
“Một số SV đã hỏi tôi tại sao tôi lại đi dạy những điều cơ bản như thế”, giáo sư Furuhata nói. “Tuy nhiên chúng tôi đã nhận được những lời than phiền về chuyện một số SV vứt rác bừa bãi. Tôi muốn SV học những kỹ năng ý thức chung trước khi rời khỏi giảng đường để bước vào thế giới thực tế”.
- 27/10/2013 01:53 - Du học sinh Nhật bản cần tìm hiểu và học hỏi từ ng…
- 06/09/2013 07:53 - Nhật bản thay đổi lưu trú du học sinh
- 06/09/2013 06:51 - Nhật bản kỳ vọng thu hút du học sinh Việt Nam
- 05/09/2013 03:48 - Đi du học Nhật bản có nhiều lựa chọn
- 04/09/2013 12:24 - Tìm hiểu kinh tế Nhật bản
- 04/09/2013 07:13 - Giáo dục ở Nhật bản du học sinh quan tâm
- 04/09/2013 06:25 - Các trường đại học tại Nhật bản tuyển sinh
- 20/08/2013 02:47 - Nhật bản hủy bỏ thi tuyển đại học quốc gia