Văn hóa Nhật bản
Văn hóa Nhật Bản và Việt Nam có một số nét tương đồng mặc dù hai quốc gia không có chung vị trí địa lý. Văn hóa Nhật Bản có những nét đặc sắc, giàu tính truyền thống, khiến cho nhiều du học sinh muốn tìm hiểu và khám phá nền văn hóa Nhật Bản này.
Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có nhiều khác biệt về văn hóa, nhưng trong văn hóa đó vẫn có nhiều nét tương đồng vì cả hai nước đều bắt nguồn và chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa.
Hiện nay Nhật Bản là nước có vốn viện trợ ODA nhiều nhất cho Việt Nam, vì vậy nên tầm ảnh hưởng của Nhật Bản rất lớn đối với Việt Nam về mọi phương diện như kinh tế, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật,…
TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA
Việt Nam và Nhật Bản có hai nền văn hóa khác nhau và vị trí địa lý cũng khác nhau. Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Á, còn Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á nhưng có một điểm chung đó là hai nước đều chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa từ những thế kỷ trước.
Vì đều chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước vào hai nước nên có không ít những nét tương đồng, cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhưng không có nghĩa là không có sự khác biệt, điều đó được thể hiện qua cách thức tiếp nhận, ứng xử với văn hóa Trung Hoa của mỗi quốc gia.
Văn hóa được sản sinh ra và luôn chịu tác động của môi trường tự nhiên, dẫn đến có nhiều thay đổi. Văn hóa là vậy luôn luôn thay đổi, dung hòa giữa cái cũ và cái mới để tạo ra nét đặc trưng của mỗi nước. Sự giao thoa giữa nền văn hóa này với nền văn hóa khác còn được gọi là quá trình giao lưu, tiếp nối văn hóa và cách tiếp nhận, ứng xử với sự giao thoa này còn tùy thuộc vào mỗi nước. Chính vì mỗi nước có sự tiếp nhận văn hóa khác nhau nên đã tạo ra sự đa dạng về văn hóa, đưa ra được tiêu chí để có thể thấy được sự khác biệt và tương đồng giữa các nền văn hóa đó là:
Đối với điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái: Việt Nam là một bán đảo với diện tích tự nhiên hơn 33 vạn km2 và hơn 3000 km bờ biển. Còn Nhật Bản là một quần đảo với 3.600 hòn đảo lớn nhỏ, xung quanh có 4 hòn đảo lớn với tổng S: 377.000 km2 và 29.000 km bờ biển.
Với diện tích phần lớn toàn là đồi núi, dẫn đến việc không có đất cư trú, trồng trọt nhưng được bù lại bởi hệ thống cảng biển dày đặc, khí hậu cũng có nhiều khác biệt và đối lập nhau. Có vùng lạnh quanh năm được bao phủ bởi băng tuyết (Hokkaido), có vùng ấm như Đông Nam Á (Okinawa và các đảo cực Nam), luôn có bốn mùa rõ rệt. Khí hậu không tốt cho phát triển nông nghiệp nên giá các sản phẩm nông nghiệp ở Nhật Bản rất đắt, ngoài ra Nhật Bản còn phải hứng chịu nhiều thiên tai như núi lửa, sóng thần, động đất…
Do địa hình toàn là đồi núi dẫn đến sự chia cắt thành nhiều vùng nhiều địa phương, văn hóa cũng theo đó mà tạo ra sự khác biệt giữa các vùng với nhau. Nhật Bản là đất nước nằm giữa biển, với vị trí tương đối khó được tiếp cận, nên người Nhật thường chủ động du nhập các văn minh từ bên ngoài vào.
Còn Việt Nam là đất nước nối tiếng có nhiều dân tộc khác nhau cùng chung sống, có đến 54 dân tộc với bằng ấy ngôn ngữ và văn hóa khác nhau, dân tộc kinh chiếm đa số. Nhật Bản thì hoàn toàn ngược lại, là một đất nước thuần chủng, có bản sắc chung và rõ nét nhưng cũng có những nét riêng vì địa hình chia cắt bởi núi non, thung lũng và đảo.
Do chịu nhiều tác động từ môi trường như khí hậu, sóng thần, lũ lụt, động đất, núi lửa mà tính cách con người Nhật Bản luôn cứng rắn, tiết kiệm, trung thành với các giá trị truyền thống và rất là cầu toàn. Do vị trí đại lý bao quanh là biển, khó tiếp cận, giao lưu với các nước bên ngoài đã tạo nên tính cách đóng kín nhưng con người Nhật Bản luôn muốn tìm tòi, học tập cái hay của những nước khác.
Nhật Bản với bề dày lịch sử lâu đời, dù không phải đối phó với giặc ngoại xâm nhưng thay vào đó là cuộc chiến giữa các dòng họ Shogun, do Thiên Hoàng đứng đầu. Hoàn cảnh này đã tạo nên tính kỷ luật, đề cao vai trò người chỉ huy với chuẩn mực đạo đức là đề cao việc giữ chữ tín.
Đạo Shinto (thần đạo) là đạo chiếm đa số ở Nhật Bản, đạo được hòa trộn với nhiều yếu tố Nho, Phật trên nền tín ngưỡng thờ tổ tiên là nữ thần mặt trời. Ngày xưa Nhật Bản coi văn minh Trung Hoa là khuân mẫu lý tưởng để học theo, nhưng khi Nho giáo du nhập vào Nhật Bản thì không còn nguyên mẫu mà đã bị biến tướng.
Cũng giống như Nhật Bản, đặc trưng văn hóa Việt Nam được hình thành trong quá trình lịch sử do nhiều yếu tố tác động vào như:
- Tác động của môi trường nước: Việt Nam có bờ biển dài 3260 km. Trải dài từ cực Bắc đến cực Nam, do vị trí địa lý như vậy đã hình thành nền văn hóa sông – nước với tính cách của người dân xứ nước như can đảm, linh hoạt, mềm dẻo, dễ thích ứng giỏi sử lý tình huống…
- Tác động của nông nghiệp lúa nước: Để phục vụ cho nông nghiệp người dân phải chinh phục đồng bằng châu thổ, đắp đê, điều tiết nước để sản xuất và hợp lực phòng chống lũ lụt, do đó người dân cần đến sức mạnh của cộng đồng, liên kết lại với nhau.
- Tác động của hoàn cảnh lịch sử: Do phải đối mặt với các cuộc chiến xâm lược trong suốt 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã tạo nên truyền thống bất khuất của dân tộc, có ý thức độc lập tự chủ cao, tạo thành một nét văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc mà không phải nước nào cũng có được.
- Tôn giáo Thờ cúng tổ tiên chiếm đa số. Trong quá trình tiếp thu văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, phương tây thì Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo lần lượt được du nhập vào Việt Nam.
Sự khác biệt về văn hóa của hai nước còn được thể hiện qua cách ứng xử, một bên thì mềm mỏng, linh hoạt, dễ thích ứng, một bên coi trọng nguyên tắc, kỷ luật. Với giá trị đạo đức thì người Việt trọng hiếu, còn người Nhật trọng tín.
Trong suốt quá trình tiếp xúc với văn hóa ngoại lai, đã tiếp thu không ít giá trị từ những nền văn hóa này. Người Việt luôn tiếp nhận văn hóa từ sự thụ động, rồi sau đó chấp nhận nhưng lại tìm cách biến đổi theo chuẩn mực của mình.
Người Nhật thì hoàn toàn khác, họ luôn cho rằng ở ngoài có rất nhiều giá trị văn hóa cao hơn cần phải học hỏi tiếp thu, luôn tôn trọng và tìm mọi cách tiếp thu các tinh hoa văn hóa, khoa học – kỹ thuật của các dân tộc khác.
Không thể phủ nhận những nét tương đồng về văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản vì cả hai đều được sinh ra và phát triển từ cái nôi văn hóa của Châu Á và nhất là đều chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trunh Hoa, nếu chúng ta xét kỹ hơn về các khía cạnh cụ thể sẽ thấy rõ hơn về nét tương đồng. Điều đó đã tạo tiền đề cho sự giao lưu, hợp tác cùng phát triển giữa hai nước.
Ngày nay sự hòa nhập giữa hai nền văn hóa Việt – Nhật vẫn đang diễn ra một cách tốt đẹp, vượt qua mọi rào cản của không gian và thời gian được thể hiện qua nhiều hoạt động ngoại giao giữa hai nước như giao lưu văn hóa, các chương trình trao đổi du học sinh, hợp tác cùng phát triển…
>> Tìm hiểu thêm chương trình du học Nhật bản
- 13/02/2014 02:26 - Giáo dục Nhật bản thành công từ đâu
- 12/02/2014 03:37 - Du học sinh và người Việt Nam sống tại Nhật bản rấ…
- 07/02/2014 09:32 - Đi xuất khẩu lao động Nhật bản thu nhập bao nhiêu …
- 23/01/2014 06:24 - Cách ứng xử trong việc tiếp khách của văn hóa Nhật…
- 15/01/2014 09:16 - Du lịch Nhật bản ! Những lợi thế của ngành du lịch…
- 27/10/2013 01:53 - Du học sinh Nhật bản cần tìm hiểu và học hỏi từ ng…
- 06/09/2013 07:53 - Nhật bản thay đổi lưu trú du học sinh
- 06/09/2013 06:51 - Nhật bản kỳ vọng thu hút du học sinh Việt Nam
- 05/09/2013 03:48 - Đi du học Nhật bản có nhiều lựa chọn