Đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản hiện nay có nhiều bất cập trong vấn đề quản lý, dẫn đến việc nhiều tu nghiệp sinh bỏ chốn, rơi vào tình trạng cư trú bất hợp pháp, bị bóc lột sức lao động, sống và làm việc không được pháp luật Nhật bản bảo vệ. Vì vậy hãy trang bị cho mình những thông tin cần thiết về xuất khẩu lao động để không rơi vào tình trạng đi không được mà ở cũng không xong.
Theo thống kê của Cục quản lý Nhật Bản, Trung Quốc có số lượng đi tu nghiệp sinh đông nhất nhưng tỷ lệ bỏ trốn lại thấp nhất tại Nhật Bản, còn Việt Nam số lượng đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản ít hơn nhưng lại có mặt trong những quốc gia có tỷ lệ du học sinh bỏ chốn nhiều nhất.
CHIA SẺ CỦA TU NGHIỆP SINH KHI BỎ CHỐN RA NGOÀI LÀM VIỆC
Quang T và Trần A – tu nghiệp sinh làm việc tại Yamagata tỉnh Aichi, họ đã bỏ chốn ra ngoài, sống và làm việc bất hợp pháp. Họ cứ nghĩ trốn ra ngoài sẽ có thu nhập cao hơn nhưng họ không ngờ rằng khi ra khỏi nhà máy, mọi chuyện không như họ nghĩ, không như những lời đường mật của người dụ dỗ họ bỏ chốn ra ngoài.
Khi bỏ chốn ra ngoài, họ thuê nhà cho hai người và đưa hai người đi làm việc bất hợp pháp ở những nhà máy cần lao động, điều kiện làm việc không tốt, bị bóc lột sức lao động, không một ai bảo vệ…Vì không chịu được cảnh bóc lột sức lao động cả hai đã bỏ việc và thất nghiệp đi lang thang
Và trong đợt kiểm tra gần đây, Quang T bị bắt tại thành phố Yao (tỉnh Aichi), còn Trần A, bị bắt khi đang lang thang ăn cắp vặt tại mộ cửa hàng. Họ đã bị giữ lại tại cục xuất nhập cảnh Nagoya và bị trục xuất về nước. Có lẽ đó sẽ là kết cục cho những bạn tu nghiệp sinh bỏ trốn ra ngoài làm việc.
Đại diện nghiệp đoàn Toyota – Chị Huỳnh Mỹ Linh cho biết: Có nhiều tu nghiệp sinh sau khi bỏ trốn ra ngoài làm việc được vài tháng vì quá vất vả và không ai bảo vệ và lo sợ bị bắt, họ đã năn nỉ chúng tôi xin cho về nhà máy làm việc lại nhưng chẳng có chủ doanh nghiệp nào dám nhận lại.
Các tu nghiệp sinh sau khi bỏ trốn ra ngoài làm việc và cư trú bất hợp pháp đều phải đối mặt với rủi ro như không có chế độ bảo hiểm khi bệnh tật, không có ai bảo vệ quyền lợi khi chủ lao động không trả lương và nhất là làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người lao động Việt Nam. Ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến sản xuất chung, nhiều chủ doanh nghiệp đã chuyển hướng nhận lao động từ các nước khác.
Ông Yamada nhận định: Chúng tôi rất thích làm việc với tu nghiệp sinh Việt Nam hơn các nước khác vì họ làm việc chăm chỉ, nhanh nhẹn, chịu khó và văn hóa, phong tục của người Việt Nam cũng gần giống với người Nhật. Nhưng khổ nỗi tu nghiệp sinh Việt Nam lại bỏ trốn quá nhiều nên buộc lòng chúng tôi phải chuyển sang tuyển dụng các nhân công lao động của nước khác.
Nguyên nhân dẫn đến việc bổ trốn của các tu nghiệp sinh, xuất phát từ ý thức của tu nghiệp sinh, học chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế trước mắt mà quên đi lợi ích chung của chương trình xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.
Tất nhiên khi bỏ trốn mỗi người đều có một lý do riêng, nhưng không thể phủ nhận rằng họ không có ý thức trách nhiệm về những việc mình làm. Vì vậy mà họ đã vô tình cướp đi cơ hội làm việc của các tu nghiệp sinh khác và nhất là làm ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam.
Còn các doanh nghiệp Nhật Bản thì dù họ rất thích làm việc với lao động Việt Nam nhưng tình trạng bỏ trốn ngày càng nhiều thì buộc họ phải chuyển hướng tiếp nhận các tu nghiệp sinh của các nước có tỷ lệ bỏ trốn ít hơn để không làm gián đoạn kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
>> Tìm hiểu du học Nhật bản
- 15/01/2014 04:18 - Đi du học vừa học vừa làm tại Nhật bản thu nhập ba…
- 15/01/2014 03:39 - Du học Nhật bản ! Cơ hội làm việc tại Nhật bản của…
- 14/01/2014 08:04 - Đi xuất khẩu lao động hay đi du học Nhật bản nhiều…
- 14/01/2014 04:13 - Du học vừa học vừa làm tại Nhật bản rất đông
- 14/01/2014 02:35 - Việc làm ở Nhật bản đem lại cho du học sinh lợi íc…