Tìm việc làm tại Nhật
Có rất nhiều du học sinh chuẩn bị tìm việc làm tại Nhật bản và mong muốn làm việc lâu dài tại một công ty nào đó, tìm việc làm tại Nhật đối với các bạn sau khi tốt nghiệp là bắt đầu từ 1 năm trước khi kết thúc khóa học. Sau đây chúng tôi đề cập đến tìm việc làm tại Nhật từ việc làm thêm hay tìm việc chính thức của du học sinh tại Nhật.
Đi du học Nhật Bản sau khi ổn định cuộc sống, các bạn du học sinh thường đi tìm việc làm thêm. Vậy trước khi tìm việc làm thêm tại Nhật bạn phải chuẩn bị cho mình những điều cần thiết cho buổi phỏng vấn để không để không lỡ công việc phù hợp với mình.
I. TÌM VIỆC LÀM TẠI NHẬT CẦN CHUẨN BỊ
Ở Nhật, tìm việc tại các công ty bạn phải chuẩn bị thật kỹ về mọi mặt như kiến thức đã học, kỹ năng sống, cách đối sử cấp trên cấp dưới, lễ phép, nhanh nhẹn, lòng trung thành, lòng kiên nhẫn….
Tìm việc làm tại Nhật sau khi ra trường diễn ra khá sớm. Thông thường các công ty tuyển nhân viên từ khoảng 1 năm trước khi sinh viên tốt nghiệp.
Người Nhật rất ít khi chuyển công ty, những người chuyển công ty thường bị đánh giá thấp về đạo đức và rất khó tìm được việc mới, có người làm suốt đời trong một công ty và ngay cả thời điểm hiện tại cũng vậy số người chuyển công ty vẫn rất ít.
Chính vì vậy giai đoạn tìm việc đóng vai trò quan trọng đến tương lai của mình nên các sinh viên Nhật Bản đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho nó. Cho nên bạn phải chuẩn bị thật kỹ thì mới có thể thắng được họ và xin được việc.
Về các công ty Nhật bản không có thói quen thay đổi nhân viên nên họ đầu tư rất lớn cho quá trình tuyển nhân viên. Được biết các công ty bỏ ra khoảng 1 triệu yên để tuyển nhân viên. Vì thế, để tìm được việc làm tại Nhật bắt buộc bạn phải đầu tư khá kỹ.
Bạn có thể tìm việc tại:
+ Các trang web:
-Rikunabi (http://www.rikunabi2006.com/) và Nikkei (http://job.nikkei.co.jp/2006/). Trong 2 trang này có nhiều thông tin bổ ích và có hồ sơ (profile) của hầu hết các công ty ở Nhật. Các profile này là do các công ty tự đăng lên với sự đồng ý của 2 website trên.
- Nikki (http://www.nikki.ne.jp/): Trang web này là nơi trao đổi thông tin giữa các thí sinh và đặc biệt có các báo cáo của những người đã từng đỗ vào các công ty từ những năm trước cũng như con số thống kê khách quan về các công ty như lương, tuổi trung bình, doanh thu, lãi …
+ Tham gia các buổi seminar của trường bạn đang học
Trước khi bạn tốt nghiệp khoảng 18 tháng, các trường đại học đã tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn cho sinh viên những kiến thức cơ bản cần thiết khi đi tìm việc làm tại Nhật. Hầu hết các trường đều mời các công ty đến giới thiệu sơ qua về công ty mình tại gian hàng của công ty mình và nói về nội dung việc làm, chế độ đãi ngộ, đời sống nhân viên…
+ Tham gia các buổi hội thảo của công ty
Các công ty thường tổ chức các buổi giới thiệu về công ty. Bạn có thể nhận được thông tin này qua các buổi hội thảo của trường, qua bạn bè…
Các sinh viên thường đi tham gia các buổi hội thảo của rất nhiều các công ty rồi sau đó mới quyết định chọn công ty nào để xin việc. Việc tham gia không chỉ để biết về công ty mà còn để bạn xem mình có thích hợp với công ty này hay không. Hiểu rõ về công ty cũng như công việc mà mình thích cũng nằm tròng yếu tố quyết định có đỗ vào công ty hay không.
II. LƯƠNG THƯỞNG VÀ PHỤ CẤP THÊM GIỜ TẠI NHẬT
Nếu bạn là kỹ sư và có ý định qua Nhật Bản làm việc, có một số điều bạn cần lưu ý tìm hiểu kỹ trước khi đi ra quyết định cuối cùng.
1/ Bảo lãnh thân nhân
Bạn có thể bảo lãnh vợ con qua Nhật sinh sống nhưng phải đáp ứng một số điều kiện đó là: Công việc ổn định, đóng thuế thu nhập đầy đủ, không vi phạm pháp luật… Ít nhất bạn phải có thời gian làm việc tại Nhật từ 1 năm trở lên. Ngoài ra chi phí phí ở Nhật cũng tương đối cao, khi quyết định đưa người thân sang thì bạn phải tính toán kỹ về mặt tài chính của mình.
2/ Tìm hiểu kỹ về chuyện lương bổng.
Bạn phải hỏi kỹ về tiền lương và tỉnh táo trước những câu giải thích mập mờ về tiền lương, bạn hãy hỏi kỹ người tuyển dụng xem mức lương sau khi trừ các khoản thuế phải nộp, đóng bảo hiểm ra thì còn bao nhiêu? Mức lương cơ bản không phải là mức lương chung nhất của tất cả các công ty mà tùy theo từng công ty mà điều kiện làm việc, mức lương sẽ có giao động khá lớn.
Nên giành thời gian tìm hiểu thông tin về các công ty khác cùng lĩnh vực trước khi quyết định. Khi tiếp xúc với người phỏng vấn hoặc công ty môi giới, bạn nên chú ý hỏi kỹ về nơi tiếp nhận và yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin về công ty, mức lương và các chế độ khác.
Lựa chọn công ty môi giới có uy tín và tìm hiểu kỹ các chi phí bạn phải chấp nhận. Ngành lao động thương binh và xã hội có thể hỗ trợ các thông tin này một cách đầy đủ và chi tiết, điều đó sẽ giảm thiểu rủi ro cho bạn.
Hầu hết các kỹ sư qua Nhật Bản đều làm những công việc bình thường. Nếu ở Việt Nam, kỹ sư có thể được bố chí làm quản lý thì ở Nhật Bản, kỹ sư phải làm việc thực tế vài năm, sau đó ai có khả năng thực sự mới được cân nhắc lên làm quản lý .
+ Một số khác biệt về chế độ lao động ở Nhật:
Lao động Việt Nam sang Nhật làm việc thường hay bất mãn do hiểu không đúng về thời gian làm việc, ngày nghỉ, giờ nghỉ…Dưới đây là một số quy định của luật lao động của Nhật Bản:
- Mỗi ngày làm việc 8 tiếng, làm 40 giờ 1 tuần. Thời gian làm việc liên tục 6 tiếng thì người lao động được nghỉ 45 phút, 8 tiếng thì có 1 tiếng để nghỉ ngơi. Làm thêm giờ thì bạn được hưởng tiền phụ trội với mức giá 25% so với lương cơ bản. Tổng thời gian làm việc 1 năm vào khoảng 2.085 giờ.
- Tối thiểu mỗi tuần bạn phải có một ngày nghỉ. Nếu bạn phải làm thêm vào ngày nghỉ, công ty sẽ phải trả bạn tiền phụ trội 35% mức lương cơ bản. Nếu làm việc vào ban đêm (22h đến 5h sáng ngày hôn sau) sẽ được tính thêm 25% mức lương cơ bản.
- Cứ làm việc liên tục từ 6 tháng trở lên và đảm bảo đi làm trên 801% tổng thời gian thì bạn được hưởng 10 ngày phép có lương (được áp dụng cho nhân viên chính thức và nhân viên hợp đồng)
- Ở Nhật, tất cả các xu hướng làm việc đều chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của chính quyền về độ an toàn và mức độ độc hại. Nếu các công ty vi phạm sẽ bị xử lý. Do đó, các loại phụ cấp độc hại như ở Việt Nam là không có.
- Lấy tiền BHXH khi kết thúc hợp đồng. Nhiều người đã bỏ quên không lấy tiền BHXH sau khi về nước, có khi là không biết thông tin.
- Từ năm 1994 tới nay, chính phủ Nhật Bản đã có điều chỉnh về chính sách BHXH đối với những lao động không mang quốc tịch Nhật Bản là sẽ được nhận lại tiền bảo hiểm đóng góp trong thời gian làm việc tại Nhật.
- Số tiền được căn cứ vào thời gian làm việc và đóng bảo hiểm như sau:
6 - 12 tháng: 39.900 yen
12 - 18 tháng: 79.800 yen
18 - 24 tháng: 119.700 yen
24 - 30 tháng: 159.600 yen
30 - 36 tháng: 199.500 yen
36 tháng trở lên: 239.400 yen
(1 yen = 240 VND)
Có chế độ bảo hiểm với mục đích là khi về già không còn khả năng làm việc sẽ được nhận tiền lương hưu như ở Nhật Bản. Người nước ngoài làm việc vài năm rồi về nước sẽ được nhận lại tiền bảo hiểm 1 lần thay vì nhận bảo hiểm hàng tháng.
- Điều kiện để lãnh tiền là:
+ Người lao động không mang quốc tịch Nhật
+ Không sống ở Nhật
+ Thời gian đóng bảo hiểm phải 6 tháng trở lên
+ Chưa lãnh tiền bảo hiểm bao giờ
+ Thời gian kể từ khi bạn rời Nhật Bản chưa quá 2 năm
Tốt nhất là các lao động nên liên hệ với chủ doanh nghiệp để được hỗ trợ các thủ tục cần thiết để nhận lại số tiền này trước khi về nước.
>> Xem thêm: du học Nhật bản
- 15/01/2014 04:18 - Đi du học vừa học vừa làm tại Nhật bản thu nhập ba…
- 15/01/2014 03:39 - Du học Nhật bản ! Cơ hội làm việc tại Nhật bản của…
- 14/01/2014 08:04 - Đi xuất khẩu lao động hay đi du học Nhật bản nhiều…
- 14/01/2014 04:13 - Du học vừa học vừa làm tại Nhật bản rất đông
- 14/01/2014 02:35 - Việc làm ở Nhật bản đem lại cho du học sinh lợi íc…
- 13/01/2014 08:10 - Du học Nhật bản tìm việc làm thêm thu nhập cao
- 13/01/2014 07:23 - Du học Nhật bản vừa học vừa làm thu nhập cao
- 13/01/2014 04:29 - Làm việc ở Nhật bản của du học sinh thu nhập hấp d…
- 13/01/2014 03:59 - Việc làm ở Nhật bản của du học sinh khi đi du học …
- 13/01/2014 03:33 - Hỗ trợ tìm việc làm tại Nhật bản cho du học sinh